Lưu ý Chưởng_dinh

  • Thời chúa Nguyễn, 營 được đọc là dinh vì thời này, mỗi dinh hành chính (ví dụ dinh Lưu Đồn) lại có một quân đoàn là dinh kèm theo, nên chức thường được đọc hoặc viết là Chưởng dinh[cần dẫn nguồn]. Thời Nguyễn, theo Từ điển Chức Quan Việt Nam[6], 營 đọc là doanh tức đơn vị lớn của quân đội nhà Nguyễn do Thống suất Chưởng doanh trật Chánh nhị phẩm chỉ huy.[6] Vì vậy, dù trong chữ Hán vẫn dùng chung từ 營, nhưng chức và tên gọi Chưởng dinh hoặc Chưởng doanh cần được đọc và viết khác nhau trong chữ Việt tùy từng thời điểm
  • Thời chúa Nguyễn, Chưởng dinh là chức võ quan cao nhất. Thời Nguyễn, Chưởng doanh là chức võ quan cao thứ 2, sau Ngũ quân Đô thống.
  • Chức Chưởng dinh thuần túy là chức võ quan trực thuộc triều đình. Thời chúa Nguyễn, Trấn thủ (hay Đô đốc tại trấn Hà Tiên) là chức quan cao nhất tại một dinh hành chính, cùng với Cai bộKý lục trông coi mọi mặt tại nơi dinh mà mình quản lý. Ví dụ như trường hợp của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Nguyên sau cuộc bình định dấy loạn tại dinh Bình Khang, triều đình đã phong cho Nguyễn Hữu Cảnh chức Chưởng cơ, nhưng đồng thời bổ cho ông chức Trấn thủ dinh Bình Khang. Như vậy, về mặt hành chính, Nguyễn Hữu Cảnh, với chức Trấn Thủ, là vị quan cao nhất tại dinh Bình Khang trông coi mọi mặt dân sự lẫn quân sự liên quan đến dinh hành chính Bình Khang. Nhưng về mặt quân sự, với chức Chưởng cơ, Nguyễn Hữu Cảnh là một hoặc trong vài vị võ quan cao thứ 2 tại quân đoàn dinh Bình Khang, được đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của vị võ quan Chưởng dinh Bình Khang.
  • Thời Nguyễn, các vị võ quan cao cấp thời chúa Nguyễn với chức Chưởng Cơ thường được truy phong chức Chưởng dinh. Ví dụ như trường hợp của Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh.